Home | The Call | About VAORRC | Lawsuit | Petition | Newsletters | News | Educational Materials | Links | Contact

Ecology Prof Fukuram Hisao of Kyoto University compared the U.S. use of Agent Orange in Vietnam to the U.S. use atomic bombs in Hiroshima and Nagasaki...

Từ ngày 4.11, Giáo sư Furukawa Hisao sẽ đi thực tế ở các vùng bị ô nhiễm chất da cam/dioxin của Việt Nam. Giáo sư cho biết, nhiều nhà khoa học Nhật Bản đã quan tâm sâu sắc đến vấn đề hậu quả của chất da cam/dioxin ở Việt Nam, đặc biệt là các trường hợp sinh con dị dạng.
Giáo sư Hisao dẫn kết quả điều tra mà một nhóm chuyên gia y học Nhật Bản do ông Harada thuộc Đại học Kumamoto đã tiến hành tại một làng ở tỉnh Đồng Tháp cho thấy: Đối tượng điều tra là 92 phụ nữ đã có con. Cho đến năm 1970, tỉ lệ đẻ dị tật là 0. Nhưng đến thời kỳ 1971 - 1975 tỉ lệ này là 6,6%, thời kỳ 1976 - 1980 là 15,7%, thời kỳ 1981 - 1985 là 19,6% và thời kỳ 1986 -1988 lên tới 30,3%. Ngoài các ca dị tật bẩm sinh là sự tăng lên bất thường các bệnh liên quan đến sinh sản ở phụ nữ.

Báo cáo của nhà khoa học T.Wakimoto thuộc Đại học Ehime nói rằng chính dioxin trong chất làm rụng lá là nguyên nhân gây nên hiện tượng này. 

 

 

LĐ số 305 Ngày 04.11.2005 Cập nhật: 08:51:06 - 04.11.2005
Phục hồi sinh thái ở vùng bị rải chất da cam


Giáo sư Furukuwa Hisao (thứ hai từ
trái sang) cùng các nhà khoa học
VN xem bản đồ các vùng bị rải hoá
chất trong chiến tranh.

"Nghiên cứu sử dụng hợp lý vùng bị nhiễm chất da cam/dioxin để cải thiện và phục hồi sinh thái" - đó là ý tưởng của giáo sư người Nhật Furukawa Hisao - chuyên gia về sinh thái học của Đại học Kyoto, Nhật Bản. Ông Hisao đang ở Hà Nội làm việc với Hội Nạn nhân chất da cam/dioxin Việt Nam (VAVA).  Gặp gỡ báo chí sáng 3.11, ông nói:

Qua các cuộc làm việc với VAVA, các chuyến thăm nạn nhân da cam ở Hà Nội và qua những tài liệu đã tìm hiểu, tôi được biết rằng quân đội Mỹ đã sử dụng 90 nghìn tấn chất làm rụng lá ở VN, trong đó, chất da cam/dioxin có tác hại khủng khiếp đối với môi trường và sức khoẻ con người. Dioxin tồn lưu trong đất đai ở VN với nồng độ cao và tiếp tục gây hậu quả nghiêm trọng.

Trong một bài viết của mình, ông có so sánh việc sử dụng chất da cam ở VN cũng tương đương như việc Mỹ sử dụng bom nguyên tử ở Nhật Bản trong Chiến tranh Thế giới thứ hai, tại sao vậy?
- Vào thời điểm Mỹ ném bom nguyên tử xuống Nagasaki và Hiroshima, 200 nghìn người Nhật Bản đã chết. Còn chất da cam gây ra cái chết từ từ, dai dẳng hơn đối với người VN. Mặc dù dạng thức khác nhau, nhưng hai việc này giống nhau ở chỗ, nó không chỉ gây tác hại đến môi trường, đến các nạn nhân bị ảnh hưởng trực tiếp, mà còn đến cả hệ gene di truyền, tiêu diệt mầm mống của sự sống.

Ông nghĩ gì về vụ kiện da cam của các nạn nhân VN?
- Tôi cho đó là một nỗ lực đáng ca ngợi, một việc rất cần phải làm. Một khi các cựu chiến binh Mỹ đã kiện các công ty hoá chất và được bồi thường, đặc biệt đã gây sự chú ý trên khắp nước Mỹ, thì đây là việc mà các nạn nhân da cam của VN rất cần phải làm.

Ông có thể nói rõ hơn về dự án phục hồi sinh thái mà ông đề xuất?
- Tôi đã bàn với VAVA và các nhà khoa học VN về dự án phục hồi sinh thái ở những khu vực bị rải chất da cam bằng cách tìm ra một loại cây trồng phù hợp tại đây, hơn thế còn giúp nông dân ở những vùng bị ảnh hưởng làm kinh tế. Dự án còn thiết lập một mạng lưới hoà bình giữa người dân VN và Nhật Bản, để giúp người Nhật hiểu được tác hại của chất da cam/dioxin ở VN và đoàn kết giúp đỡ VN khắc phục hậu quả thực tế. Chúng tôi đang xem xét nghiên cứu và tìm nguồn tài trợ để dự án được bắt đầu từ năm 2006 tại 3 khu vực ở VN là A Lưới (Quảng Trị), Tây Ninh và Đồng bằng sông Cửu Long.

Mỹ Hằng ghi

Vietnam Agent Orange Relief & Responsibility Campaign | info@vn-agentorange.org | P.O. Box 303, Prince Street, New York, NY 10012-0006