Home | The Call | About VAORRC | Lawsuit | Petition | Newsletters | News | Educational Materials | Links | Contact

John Jay College of Criminal Justice

proudly presents
an exhibition entitled

Goro Nakamura
Silent Spring– Agent Orange
Photographs
from October 2nd-29th, 2006

with an opening reception on October 5th, 5-7:30 PM

at the Third Floor Gallery
of Haaren Hall

899 Tenth Avenue, NYC 10019.


Cập nhật  17:16 ngày 06-10-2006 

Triển lãm ảnh về nạn nhân chất độc da cam Việt Nam tại Mỹ

 

John Jay College of Criminal Justice proudly presents an exhibition entitled Goro Nakamura: Silent Spring-Agent Orange Photographs from October 2nd-29th, 2006 with an opening reception on October 5th, 5-7:30 PM at the Third Floor Gallery of Haaren Hall, 899 Tenth Avenue, NYC 10019.

Nakamura is an award winning international photojournalist born in Nagano Prefecture, Japan who has been photographing the affects of Agent Orange or Dioxin on both its local victims and Vietnam veterans. Through his sensitive photographs Nakamura takes the genre from mere photojournalism and transforms it into art.

Although he’s taught ecology and journalism at other schools such as Yamanashi University, and at the Institute of Modern Photography, Nakamura is Professor Emeritus from Gifu University where he taught photojournalism for several years until his recent retirement. He has been working in the field as correspondent and photojournalist for Japanese news agencies since 1961 to the middle of 70’s. Nakamura has been recording the effects of Agent Orange on victims for the past thirty years during which time he’s come into contact with plethora of victims not only in Vietnam but also the United States and Korea. In the late 90's Nakamura produced a successful TV documentary on Agent Orange, or Dioxin commonly used to burn wastes by many industrialized countries. Since 1974 Nakamura has written four books on the topic that have each sold anywhere from 7,000 to 20,000 copies. Nakamura has also been nominated for the Eugene Smith award of 1983, has earned the 8th Nobuo Prize, 1983 from Nikon as best photographer of the year, and a special prize from the 1995 Congress of Journalists. Last year Nikon hosted his exhibition “30 Years Tracing of Agent Orange” held at their gallery in Ginza, Tokyo and traveling to Osaka Nikon.

Nakamura’s poignant images of victims don’t merely record the devastation resulting from these chemicals but are also bittersweet essays into the human psyche that despite much suffering manages to find some positive aspect in life. His black and white glossies depict American Veterans hugging their disabled children who still manage to smile for the camera. Or, he portrays Vietnamese children playing in rice fields while hobbling around on crutches. Nakamura’s viewpoint of such horror although heart-wrenching, is nevertheless life-affirming. By depicting the horrors of war in all their graphic realism, he hopes to exorcize them from our future.

For more information on the artist: Call Dr. Vrachopoulos at 212-237-8332, 212-691-7978 or write at tvrachop@jjay.cuny.edu


Cập nhật  17:16 ngày 06-10-2006 

Triển lãm ảnh về nạn nhân chất độc da cam Việt Nam tại Mỹ

Nguyễn Việt và Nguyễn Đức - nạn
nhân của chất độc da cam của Mỹ
trong chiến tranh Việt Nam.

Các tác phẩm của nhiếp ảnh gia Nhật Bản, người theo đuổi đề tài chất độc da cam hơn 30 năm nay kể từ khi kết thúc cuộc chiến tranh Việt Nam, vừa ra mắt tại Mỹ.

Ngày 5-10, triển lãm ảnh về nạn nhân chất độc da cam Việt Nam mang tên "Mùa xuân im lặng - Những bức ảnh về chất độc da cam" của nhà nhiếp ảnh người Nhật Bản Goro Nakamura, đã khai mạc tại Trường tư pháp John Jay ở thành phố New York (Mỹ).

Thông qua những bức ảnh đen trắng khắc họa chân thật hậu quả chiến tranh để lại trong thiên nhiên cũng như những thế hệ hôm nay ở Việt Nam, nhà nhiếp ảnh Nakamura muốn gửi gắm tới người xem một thông điệp về tình yêu và sự chia sẻ dành cho nạn nhân chất độc da cam, đặc biệt là trẻ em.

Trong phát biểu khai mạc triển lãm, ông Nakamura cho biết ông đã theo đuổi đề tài chất độc da cam hơn 30 năm nay kể từ khi kết thúc cuộc chiến tranh Việt Nam. Người xem thực sự cảm động khi tận mắt chứng kiến hậu quả của cuộc chiến tranh qua những bức ảnh như "Nạn nhân nhỏ tuổi", "Sinh ra sau chiến tranh", hay "Đứa trẻ chất độc da cam"...

Giáo sư Thalia Vrachopoulos thuộc Trường tư pháp John Jay nhận xét rằng mặc dù phải chịu đựng di chứng của chiến tranh, song nhân vật trong ảnh của Nakamura vẫn thể hiện những nét lạc quan trong cuộc sống. Đây chính là tâm nguyện của Nakamura rằng chiến tranh sẽ không còn đe dọa tới tương lai của con người.

Trao đổi với phóng viên TTXVN, ông Nakamura cho biết kể từ năm 1974 đến nay, ông đã nhiều lần tới Việt Nam mà gần đây nhất là vào tháng 8-2005. Khi được những người bạn Việt Nam dẫn tới thăm các nạn nhân chất độc da cam và cả những cánh rừng khô trụi lá, ông thực sự xúc động bởi ông liên tưởng tới vụ hai quả bom nguyên tử ném xuống Hirosima và Nagasaki hồi chiến tranh thế giới lần thứ hai mà hiện vẫn để lại di chứng cho người dân Nhật Bản. Đây chính là động lực thôi thúc ông viết sách và ghi lại bằng hình ảnh hậu quả của chất độc da cam đối với cuộc sống của người dân Việt Nam.

Năm 2000, ông Nakamura cũng đã tổ chức triển lãm ảnh về đề tại chất độc da cam ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Ông cho biết sẽ tặng toàn bộ số tiền thu được từ việc bán ảnh cho các tổ chức cứu trợ trẻ em nhiễm chất độc da cam ở Việt Nam và tiếp tục theo đuổi sự nghiệp này nhằm góp phần giảm bớt nỗi đau của nạn nhân chất độc da cam.

Triển lãm "Mùa xuân im lặng - Những bức ảnh về chết độc da cam" sẽ kéo dài đến hết tháng 10.

Theo Tin tức

Vietnam Agent Orange Relief & Responsibility Campaign | info@vn-agentorange.org | P.O. Box 303, Prince Street, New York, NY 10012-0006